Trong những ngày gần đây, thông tin liên quan đến quá trình sáp nhập tỉnh thành đang trở thành một chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia và người dân. Đây là một phần trong chương trình cải cách hành chính toàn diện của Việt Nam, hướng đến mục tiêu xây dựng một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ mới.

Vì sao phải sáp nhập các tỉnh thành?
Sáp nhập tỉnh không chỉ là một biện pháp hành chính, mà còn là một chiến lược phát triển dài hạn nhằm nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước, đồng thời thúc đẩy sự phát triển đồng đều và bền vững giữa các vùng, miền. Việc duy trì quá nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh, đặc biệt là những tỉnh có diện tích nhỏ, dân số thấp hoặc năng lực kinh tế còn hạn chế, dẫn đến tình trạng phân tán nguồn lực và trùng lặp chức năng giữa các cơ quan. Sáp nhập tỉnh sẽ giúp giảm thiểu chi phí bộ máy, tinh giản biên chế và tối ưu hóa hiệu quả điều hành. Đồng thời, đây cũng là giải pháp để đẩy mạnh liên kết vùng, xây dựng các đơn vị hành chính có quy mô đủ lớn để cạnh tranh, thu hút đầu tư và triển khai các dự án kinh tế trọng điểm.
Sau khi sáp nhập, các tỉnh có thể tận dụng được thế mạnh của nhau, tạo ra một không gian phát triển thống nhất hơn. Quy mô tỉnh lớn hơn sẽ giúp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội đồng bộ, giảm tình trạng “mạnh ai nấy làm” trong đầu tư công và phát triển hạ tầng. Ngoài ra, việc tái tổ chức cũng tạo điều kiện để lựa chọn, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, quá trình sáp nhập tỉnh cũng đặt ra không ít khó khăn. Một trong những thách thức lớn nhất là tâm lý địa phương, lo ngại về việc mất đi bản sắc văn hóa, lịch sử hay vị thế chính trị. Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại cơ sở hạ tầng, hệ thống hành chính, cũng như giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức dôi dư cần được thực hiện cẩn trọng, minh bạch và hợp tình hợp lý.

Thông tin sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60-NQ/TW của Trung ương
Ngày 12/04/2025, sau Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị và thông qua danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị – hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
I Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
1. Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế.
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
6. Tỉnh Lạng Sơn.
7. Tỉnh Quảng Ninh.
8. Tỉnh Thanh Hoá.
9. Tỉnh Nghệ An.
10. Tỉnh Hà Tĩnh.
11. Tỉnh Cao Bằng.
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Suntrust để được tư vấn và hỗ trợ.