Một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng độc quyền ở Luật Cạnh tranh 2018

Độc quyền hình thành là biểu hiện sự thất bại của thị trường. Để có sự cạnh tranh hoàn hảo, nhà nước đã coi chống độc quyền và tạo nên cạnh tranh hoàn hảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Theo đó, Luật cạnh tranh được ban hành như một khung khổ pháp lý chuyên biệt hướng tới mục đích căn bản là chống độc quyền và trực tiếp là bảo vệ tự do cạnh tranh. Nhằm hạn chế hiện tượng độc quyền, các giải pháp trong Luật Cạnh tranh 2018 được thể hiện ở bốn nội dung: (1) Xác định thị trường liên quan; (2) Xác định đối tượng điều chỉnh của pháp luật nhằm kiểm soát độc quyền; (3) Xác định cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật cạnh tranh; (4) Xác định các vi phạm pháp luật cạnh tranh và chế tài xử lý.

Một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng độc quyền ở Luật Cạnh tranh 2018

Xác định thị trường liên quan

So với Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 đã bổ sung thêm Chương II quy định riêng về thị trường liên quan. Có thể thấy, việc xác định thị trường liên quan theo Luật Cạnh tranh 2018 là có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh cũng như kiểm soát độc quyền. Xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần của từng doanh nghiệp. Theo các quy định, thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có bị cấm thực hiện đó hay không; xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp/Nhóm doanh nghiệp; xác định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập trung kinh tế cần phải thông báo cho Cục quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành. Bên cạnh đó, việc xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra. Từ đó giúp xác định khả năng phát sinh hiện tượng độc quyền để dễ dàng kiểm soát.

Xác định đối tượng điều chỉnh của pháp luật nhằm kiểm soát độc quyền

Luật Cạnh tranh 2018 xác định rõ các hành vi có khả dẫn đến độc quyền. Từ đó, để nhận biết và hạn chế những hậu quả mà độc quyền có thể gây ra cho nền kinh tế thì chúng ta phải chống lại những hành vi đó, theo đó:

Luật Cạnh tranh 2018 xác định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền để trục lợi và ngăn cản cạnh tranh, được quy định tại Điều 27.

Luật Cạnh tranh 2018 xác định mức độ tập chung kinh tế, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh nhằm bóp méo môi trường cạnh tranh và gây tổn hại đến lợi ích chung của xã hội và người tiêu dùng, được quy định tại các Điều 12, Điều 30, Điều 45.

Xác định cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật cạnh tranh

Độc quyền không chỉ xâm hại tới lợi ích của doanh nghiệp khác trên thị trường, của người tiêu dùng, mà hậu quả nghiêm trọng hơn của nó là xâm hại trực tiếp đến sự điều tiết cũng như sự hoạt động bình thường của thị trường; hạn chế, ngăn cản cạnh tranh, làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, đặt ra yêu cầu cần có một cơ quan chuyên trách có chức năng trong việc xác định có hay không có hành vi lạm dụng vị trí ưu thế, thoả thuận chống lại cạnh tranh và hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền làm ảnh hưởng tới cạnh tranh trên thị trường, và xác định các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh 2018 đã xây dựng cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật cạnh tranh thông qua Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, được quy định chi tiết tại Chương VII của luật này. Căn cứ khoản 2 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2018, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm: (a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh; (b) Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.

Xem thêm: Thủ tục Bảo hộ nhãn hiệu của Suntrust

Xác định các vi phạm pháp luật cạnh tranh và chế tài xử lý

Theo thuyết lựa chọn lý tính, con người ta luôn có khả năng cân đo chi phí và lợi ích trước khi thực hiện hành vi, theo đó, các chế tài xử lý vi phạm về độc quyền được đặt ra không chỉ là hình phạt vi phạm mà còn là cơ sở để người ta cân nhắc trước khi lựa chọn có hay không thực hiện hành vi độc quyền từ đó nhằm hạn chế hiện tượng độc quyền có thể xảy ra.

Luật Cạnh tranh 2018 đưa ra các biện pháp xử lý đối với vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh được quy định tại Điều 110 và Điều 111. Tùy thuộc vào tính nghiêm trọng, mức độ tác động và thiệt hại do các hành vi gây ra, chủ thể thực hiện hành vi độc quyền mà pháp luật cấm (các hành vi hạn chế cạnh tranh) sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các thủ tục, dịch vụ vui lòng liên hệ Suntrust để được tư vấn và hỗ trợ.

Related Posts

Leave a Reply

Facebook Zalo Hotline