Nghị quyết 68-NQ/TW: Bước ngoặt chiến lược cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Kinh tế tư nhân đã và đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết 68-NQ/TW với mục tiêu đưa kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là dấu mốc quan trọng, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng về vai trò thiết yếu của khu vực kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển đất nước, đồng thời mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp Việt Nam.

Nghị quyết 68-NQTW về phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu phát triển đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra và đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới, việc đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động cần có những giải pháp tổng thể, toàn diện, đột phá để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, củng cố niềm tin, tạo khí thế và xung lực mới cho phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là cần thiết và cấp bách. 

Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 04/05/2025 xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ khu vực này với hệ sinh thái thuận lợi, minh bạch, công bằng và bền vững đến năm 2045 với các nhiệm vụ được đặt ra:

1. Đổi mới tư duy, thống nhất cao về nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân

  • Nhất quán nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân; củng cố niềm tin, khát vọng vươn lên và hành động mạnh mẽ của kinh tế tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
  • Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và hành động, khơi dậy tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp, sự tự tin, tự cường, tự hào dân tộc của mọi người dân để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân.

2. Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân

  • Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách trong đó nổi bật yêu cầu “Chuyển từ nền hành chính công vụ, quản lý là chủ yếu sang phục vụ và kiến tạo phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; hiện đại hoá quản trị công, quản trị dựa trên dữ liệu.”
  • Bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền cạnh tranh bình đẳng và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân, trong đó nhấn mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật thực thi hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đồng thời rà soát, hoàn thiện và thực thi hiệu quả quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu tài sản, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình; giảm thiểu rủi ro pháp lý.
  • Tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm.

3. Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao

  • Tăng cường cơ hội tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh cho kinh tế tư nhân
  • Đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân

4. Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân. Triển khai quyết liệt Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong khu vực kinh tế tư nhân.

5. Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.

6. Hình thành và phát triển nhanh các doanh nghiệp lớn và vừa, các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

7. Hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh, trong đó dự kiến chậm nhất trong năm 2026 sẽ xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh.

8. Đề cao đạo đức kinh doanh, phát huy trách nhiệm xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia quản trị đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân có đạo đức, văn hoá kinh doanh, trung thực, thanh liêm, trách nhiệm xã hội, gắn với bản sắc dân tộc, tiếp cận tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới, mang trong mình khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng. Lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Đánh giá doanh nghiệp tư nhân theo chuẩn quốc tế dựa trên các tiêu chí cốt lõi về: (1) Mức độ tuân thủ pháp luật. (2) Giải quyết công ăn việc làm. (3) Đóng góp vào ngân sách nhà nước và (4) Tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

*Toàn văn Nghị quyết 68-NQ/TW: xem thêm

Để biết thêm thông tin chi tiết về các thủ tục, dịch vụ vui lòng liên hệ Suntrust để được tư vấn và hỗ trợ.

Related Posts

Leave a Reply

Facebook Zalo Hotline