EU là một tổ chức thương mại quốc tế có quy mô và quyền lực bậc nhất trên thế giới với thể chế, chính sách chặt chẽ, thông thoáng và tiến bộ; các hoạt động thương mại nhộn nhịp thu hút rất nhiều nguồn đầu tư từ khu vực bên ngoài vào. Mục đích của hoạt động thương mại là lợi nhuận, để sinh lời thì người tiêu dùng phải biết tới mua mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp. Đồng thời, nhà cung cấp cũng cần được bảo vệ khỏi những hành vi làm giả, làm nhái, gian lận liên quan đến thương hiệu. Nhãn hiệu gắn lên hàng hóa, dịch vụ, có chức năng phân biệt sản phẩm của các nhà cung cấp với nhau; đồng thời được nhà nước bảo hộ. Để giải quyết căn cơ vấn đề đã nêu trên một cách các nhà cung cấp nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vì sự quan trọng của nhãn hiệu, trong bài viết này, hãy cùng SunTrust tìm hiểu sơ lược về Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại EU.

Những lưu ý quan trọng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại EU
i) Nhãn hiệu đăng ký phải đáp ứng được tiêu chí về khả năng phân biệt, không xâm hại tới an ninh – quốc phòng và chuẩn mực đạo đức;
ii) Trước nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bản phải tra cứu khả năng phân biệt của nhãn hiệu tại đây;
iii) Hồ sơ phải có đầy đủ các thành phần tối thiểu;
iv) Phạm vi bảo hộ cho các hàng hóa dịch của bạn phải được liệt kê chi tiết và sắp xếp theo theo bảng phân loại Nice 2025;
v) Nhãn hiệu của bạn độc quyền tại tất cả quốc gia thuộc EU.
Cần phải chuẩn bị những gì khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại EU?
i) Tờ khai đăng ký nhãn hiệu: Chủ đơn sử dụng biểu mẫu do Văn phòng sở hữu trí tuệ EU (gọi tắt là EUIPO) cung cấp. Các thông tin cơ bản như: Người nộp đơn; địa chỉ người nộp đơn; mẫu nhãn hiệu; bản mô tả mẫu nhãn hiệu; danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký bảo hộ;
ii) Mẫu nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu về số lượng và chất lượng của EUIPO;
iii) Danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký bảo hộ: Chủ đơn cần phải xác định chính xác hàng hóa/ dịch vụ trên thực tế khi đối chiếu với danh mục của bảng phân loại Nice (xem chi tiết tại đây). Nếu đăng ký danh mục hàng hóa/dịch vụ ngoài bảng phân loại Nice thì nên có sự tư vấn từ các chuyên gia.
iv) Giấy ủy quyền (nếu có): Ủy quyền trong trường hợp Chủ đăng ký nộp đơn thông qua đại diện;
v) Xác nhận thanh toán phí nộp đơn: số tiền bạn phải nộp để đăng ký nhãn hiệu tại EU là:
Đơn điện tử | Đơn giấy | |
1 nhãn hiệu/ nhóm đầu tiên | 850 € | 1000 € |
Nhóm thứ 2 | 50 € | 50 € |
Nhóm thứ 3 trở đi | 150 €/1 nhóm | 150 €/1 nhóm |
Ví dụ: Bạn nộp đơn điện tử cho 1 nhãn hiệu (tức là 1 đơn) bảo hộ cho 5 nhóm hàng hóa, dịch vụ thì phí nộp đơn được tính như sau: 850 + 50 + 150 x 3 = 1.350 €
Xem thêm: Thủ tục Bảo hộ nhãn hiệu của Suntrust
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại EU bằng phương thức nào?
Có 02 phương thức để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại EU là:
i) Nộp đơn tại Văn phòng sở hữu trí tuệ EU
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 2: Thẩm định đơn đăng ký
Bước 3: Công bố đơn đăng ký
- Nếu không có phản đối -> đăng ký thành công
- Nếu có phản đối -> Tiến trình phản đối: (1) nếu phản đối không thành công -> đăng ký không thành công; (2) nếu phản đối thành công -> nộp phí, lệ phí -> cấp văn bằng bảo hộ
ii) Nộp đơn thông qua hệ thống Madrid
Lưu ý nho nhỏ: Nếu bạn không thể đăng ký được nhãn hiệu tại EU, thì bạn có thể đăng ký tới một số quốc gia thuộc EU, điều này phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn.
Khi thực hiện thủ tục, người nộp đơn không nhất thiết phải sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý hay đại diện thực hiện thủ tục. Nhưng để tránh những rắc rối không đáng có khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại EU, hãy liên hệ với Suntrust tại đây