Phân biệt Giấy ủy quyền và Giấy giới thiệu

Trong các hoạt động dân sự, hành chính và kinh doanh thương mại, Giấy ủy quyền và Giấy giới thiệu là hai loại văn bản quan trọng, giúp tổ chức thực hiện công việc thông qua bên thứ ba. Tuy nhiên, do có những điểm tương đồng về hình thức và mục đích sử dụng, hai loại giấy tờ này thường bị nhầm lẫn, dẫn đến sai sót trong quá trình áp dụng thực tế. Việc hiểu rõ bản chất pháp lý, phạm vi hiệu lực, khả năng phân biệt và trường hợp sử dụng của từng loại giấy tờ không chỉ giúp doanh nghiệp và cá nhân tuân thủ quy định pháp luật mà còn tối ưu hóa hiệu quả công việc. Trong bài viết này, Suntrust sẽ phân tích chi tiết sự khác biệt giữa Giấy ủy quyền và Giấy giới thiệu, từ đó giúp bạn sử dụng đúng và phù hợp trong từng tình huống.

Phân biệt Giấy ủy quyền và Giấy giới thiệu

Tiêu chíGIẤY ỦY QUYỀNGIẤY GIỚI THIỆU
Cơ sở pháp lýGiấy uỷ quyền: Chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thểGiấy giới thiệu là một văn bản hành chính được quy định tại Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Khái niệmGiấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.Giấy giới thiệu là một loại văn bản hành chính do tổ chức, doanh nghiệp,.. phát hành nhằm giới thiệu thông tin của một cá nhân (người đại diện của tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức,..) cho một tổ chức khác để đại diện hoặc trường hợp khác với mục đích là mang lại quyền lợi tốt nhất cho người được giới thiệu để thực hiện một công việc cụ thể nào đó được ghi tại giấy giới thiệu và hoàn thành tốt công việc đó. Theo Nghị định số 527-TTg ban hành thì “Giấy giới thiệu là công văn cấp cho một cán bộ hoặc nhân viên phải đi công tác ở ngoài cơ quan”.
Ý nghĩaGiấy uỷ quyền: Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền  Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương);Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.Giấy giới thiệu giúp tránh các trường hợp giả mạo hoặc mạo danh gây nhầm lẫn đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân được giới thiệu. Đồng thời, văn bản này giúp các bên có thể làm việc với đúng người có chuyên môn hoặc có thẩm quyền để xử lý chính xác vấn đề đang gặp phải.  Bản chất giấy giới thiệu là văn bản cung cấp các thông tin cơ bản cần thiết cho bên được giới thiệu và thông qua văn bản này, các bên có thể rút ngắn thời gian tìm hiểu thông tin về đối phương hoặc đối tác. Chính vì thế, trước khi phát hành giấy giới thiệu, các đơn vị và tổ chức phải trao đổi vấn đề cần giải quyết qua điện thoại, thư điện tử hoặc các phương thức liên lạc khác.  Giấy giới thiệu giúp đơn vị, tổ chức tiếp nhận tin tưởng; hiểu rõ vấn đề, yêu cầu, mong muốn của bên được giới thiệu và tạo điều kiện để giúp cá nhân được giới thiệu có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt nhất. Trong một số trường hợp, các đơn vị, tổ chức có quyền từ chối tiếp nhận và làm việc với các cá nhân được giới thiệu nếu không cung cấp đầy đủ giấy giới thiệu. Bên cạnh đó, giấy giới thiệu còn là văn bản mang tính pháp lý quan trọng để thông qua đó, các đơn vị, tổ chức có căn cứ giải trình các vấn đề liên quan khi có sự cố bất ngờ xảy ra giữa các bên.
Ví dụ: Nhân viên A làm việc tại Chi nhánh A thuộc Tập đoàn B muốn đến làm việc với Tập đoàn B về vấn đề C cần phải có giấy giới thiệu của giám đốc chi nhánh A gửi đến ban lãnh đạo Tập đoàn B để làm rõ vấn đề C. Nếu không có giấy giới thiệu, tập đoàn B có quyền từ chối làm việc nhân viên A.  

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp

Như vậy, sự khác biệt cơ bản giữa Giấy ủy quyền và Giấy giới thiệu bởi ba điểm cơ bản dưới

Thứ nhất: Phạm vi thực hiện công việc của Giấy giới thiệu thấp hơn Giấy uỷ quyền.

  • Giấy giới thiệu được sử dụng với mục đích liên hệ, đại diện cho đơn vị, tổ chức nhằm làm rõ và thực thi công việc cụ thể. 
  • Giấy ủy quyền được sử dụng khi bên ủy quyền trao quyền cho người được ủy quyền được thay mặt mình thực hiện công việc cụ thể. Trong trường hợp này, người được ủy quyền có thể thực hiện công việc trong phạm vi được ủy quyền nhân danh người ủy quyền.

Thứ hai: Giấy giới thiệu có tính pháp lý thấp hơn Giấy ủy quyền

  • Đối với giấy ủy quyền, người được ủy quyền sẽ có quyền sử dụng mọi biện pháp hợp pháp nhằm thực hiện công việc được ủy quyền. Đồng thời, người được ủy quyền có quyền thay mặt người uỷ quyền giải trình, khởi kiện, tố cáo và thực hiện một số công việc khác hợp pháp, không trái luật.
  • Đối với giấy giới thiệu, người được giới thiệu chỉ được phép thực hiện các công việc trong phạm vi nhỏ, chung chung như tiếp nhận và làm rõ thông tin. Bên cạnh đó, người được giới thiệu cũng không thể thay mặt đơn vị, tổ chức giới thiệu để quyết định các vấn đề trong nội dung giới thiệu.

Thứ ba: Trách nhiệm pháp lý của người được giới thiệu thấp hơn người được uỷ quyền.

  • Giấy giới thiệu mang tính đối ngoại như chào hỏi, trao đổi và tương tác giữa các đơn vị, tổ chức. 
  • Giấy ủy quyền mang tính pháp lý như thay mặt, đại diện, thực hiện và đưa ra phương án bảo vệ người được ủy quyền trong phạm vi ủy quyền rộng hơn. 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Suntrust để được tư vấn và hỗ trợ.

Related Posts

Leave a Reply

Facebook Zalo Hotline